Phát biểu tại phiên
họp tổng kết hoạt động năm 2023 và phương hướng trọng tâm năm 2024 của Ủy ban
quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nêu ra định
hướng chuyển đổi số năm 2024 là: Phát triển kinh tế số với 4 trụ cột công nghiệp
CNTT và Truyền thông, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số, tạo ra
động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Trong đó, xu hướng
chuyển đổi xanh và kinh tế xanh đang là một trong những xu thế tất yếu với cuộc
đua tiến tới phát thải ròng bằng 0 (netzero) vào năm 2050.
Lợi ích của chuyển
đổi số là:
- Tối ưu hóa quy trình, giảm thiểu chi phí vận hành
- Giúp doanh nghiệp đổi mới mô hình kinh doanh, tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới
- Giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mới và mở rộng thị trường
Vì vậy, để thực hiện công cuộc chuyển
đổi số quốc gia, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng chiến lược chuyển đổi
số phù hợp, đầu tư công nghệ và đào tạo nhân lực số. Đây là lúc các doanh
nghiệp áp dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất & kinh doanh
của mình.
Đối với ngành nông nghiệp, sẽ tập
trung vào cải thiện năng suất, hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa quy trình sản
xuất, truy xuất nguồn gốc, giảm phát thải; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
tập trung vào số hóa, tự động hóa và quản trị số hướng tới áp dụng mô hình nhà
máy thông minh nhằm nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh sản phẩm, giảm
phát thải… từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngành điện, năng lượng tập trung vào
quản trị số, như hệ thống lưới điện thông minh, an ninh an toàn hệ thống điện,
đối với nhà máy nhiệt điện phải giảm nhiên liệu đốt, giảm phát thải.
Ngành xây dựng tập trung vào tăng năng
suất (tự động hóa quy trình xây dựng); quản lý dự án hiệu quả hơn (theo dõi
tiến độ công việc, lên kế hoạch và quản lý nguồn lực một cách hiệu quả hơn);
tối ưu hóa thiết kế (mô phỏng 3D và hệ thống quản lý thông tin xây dựng); tăng
tính linh hoạt; giảm thất thoát và lãng phí; cải thiện an toàn lao động; quản
lý tài chính hiệu quả...
Lĩnh vực phát triển khu công nghiệp,
khu chế xuất tập trung vào đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản trị số để thay
đổi quy trình sản xuất, kinh doanh và bảo vệ môi trường nhằm nâng cao hiệu
suất, hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hình thành khu công nghiệp xanh, sinh
thái.
4 ưu tiên chính của
chuyển đổi số quốc gia năm 2024
Ưu tiên phát triển dữ liệu số, đây là
yếu tố sản xuất then chốt trong sự phát triển của nền kinh tế số
Ưu tiên quản trị số, đảm bảo cho sự
phát triển nhanh chóng và lành mạnh của nền kinh tế số
Ưu tiên phát triển công nghiệp công
nghệ số, đây sẽ là ngành công nghiệp chủ đạo cung cấp công nghệ, sản phẩm, dịch
vụ, giải pháp, nội dung số cho phát triển kinh tế số
Ưu tiên số hóa các ngành kinh tế gắn
với tăng năng suất lao động xã hội, sản lượng, quản lý và đổi mới sáng tạo -
đây là mặt trận chính cho sự phát triển của nền kinh tế số, mở ra không gian
phát triển mới.
Xu hướng chuyển đổi
số hàng đầu có khả năng định hình bối cảnh kinh doanh trong năm 2024
Tích hợp trí tuệ nhân tạo và học máy
Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (ML)
đang dẫn đầu quá trình chuyển đổi số và tầm quan trọng của chúng dự kiến sẽ
ngày càng tăng trong năm 2024. Các doanh nghiệp sẽ ngày càng tận dụng các thuật
toán AI và ML để phân tích các tập dữ liệu khổng lồ, thu thập thông tin chi
tiết có thể hành động và tự động hóa các quy trình phức tạp. Từ chatbot dịch vụ
khách hàng đến phân tích dự đoán, việc tích hợp AI và ML sẽ nâng cao khả năng
ra quyết định, tối ưu hóa hoạt động và thúc đẩy đổi mới.
Trí tuệ nhân tạo tạo sinh tiếp tục phát triển
Năng lực của trí tuệ nhân tạo tạo sinh
(Generative AI) đang phát triển nhanh chóng. Đây là một loại thuật toán có khả
năng tạo ra nội dung mới, bao gồm văn bản, hình ảnh, video hoặc các dạng dữ
liệu khác. Generative AI khác các hệ thống AI truyền thống dựa trên các
quy tắc được định sẵn, thuật toán này tận dụng các tập dữ liệu khổng lồ để tự
học và sáng tạo nội dung một cách tự chủ.
Các ứng dụng thông minh
Đó là việc các ứng dụng đang có xu hướng sử dụng AI để
cải thiện chức năng nhằm tối đa hóa công suất làm việc của chúng, trong đó
các chatbot được hỗ trợ bởi AI, trợ lý giọng nói và tìm kiếm thông minh đang
dẫn đầu cuộc đua.
Công
nghệ điện toán đám mây
Công nghệ điện toán đám mây là một phần không thể thiếu
trong chiến lược chuyển đổi số, cho phép các doanh nghiệp thích ứng với
những thay đổi của thị trường một cách nhanh nhạy. Nền tảng đám mây thúc
đẩy đổi mới bằng cách cung cấp quyền truy cập dễ dàng đến vô số dịch vụ, từ trí
tuệ nhân tạo và học máy đến phân tích tiên tiến và khả năng kết nối vạn vật
(IoT). Với những công cụ sẵn có này, các tổ chức có thể thử nghiệm, lặp lại và
triển khai các giải pháp mới với tốc độ nhanh hơn trước đây rất nhiều, thúc đẩy
văn hóa đổi mới liên tục. Bằng cách tận dụng sức mạnh của điện toán đám
mây, các tổ chức có thể trở nên linh hoạt, thích ứng và thành công hơn trong
thế giới kỹ thuật số đầy cạnh tranh này.
Công
nghệ bản sao kỹ thuật số
Công nghệ bản sao kỹ thuật số (digital
twin) là việc tạo ra mô hình ảo song song với các đối tượng hoặc quy trình vật
lý. Mô hình này cho phép doanh nghiệp theo dõi, phân tích và tối ưu hóa hiệu
suất theo thời gian thực. Công nghệ digital twin mang lại nhiều lợi ích
như: Thấu hiểu sâu hơn về hoạt động; Dự đoán rủi ro tiềm tàng; Ra quyết
định sáng suốt.
Trong tương lai, bản sao kỹ thuật số
sẽ trở thành công cụ không thể thiếu để quản lý hiệu quả, ra quyết định thông
minh và đạt được thành công bền vững.
Ứng dụng công nghệ thực tế
Trong bối cảnh khách hàng ngày càng
mong đợi những trải nghiệm đắm chìm và cá nhân hóa, công nghệ thực tế tăng
cường (AR) sẽ trở thành nhân tố chủ chốt trong các chiến lược thu hút khách
hàng. Bởi công nghệ AR tạo ra trải nghiệm mua sắm tương tác và cá nhân
hóa; Thử nghiệm sản phẩm ảo; Hỗ trợ khách hàng nâng cao.
Ứng dụng công nghệ thực tế tăng cường
(AR) trở thành một phần không thể thiếu trong tương lai của bán lẻ, marketing
và dịch vụ khách hàng. Các doanh nghiệp chủ động đón nhận công nghệ này sẽ có
lợi thế cạnh tranh đáng kể trong việc thu hút và giữ chân khách hàng.
Chuyển đổi số bền vững
Càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp đưa yếu tố môi trường
vào chiến lược chuyển đối số của mình, tập trung vào việc phát triển xanh &
bền vững. Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc tối ưu hóa tiêu thụ năng
lượng, giảm thiểu rác thải điện tử và áp dụng công nghệ xanh.
Có thể nói, trong làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh
mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp để không bị bỏ lại và vươn lên dẫn đầu thì
việc cập nhật thông tin liên tục và luôn trong thế chủ động sẽ là một ưu tiên
hàng đầu.